Nghị định 126: Tin vui cho ngành thuế nhưng “đánh đố” doanh nghiệp!

Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12, được Bộ Tài chính trình và Chính phủ vừa ban hành hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế, các thông tin cần được cung cấp bao gồm như, giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế. Việc này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản người nộp thuế

Như vậy, hàng tháng, các ngân hàng thương mại phải cung cấp cho cơ quan thuế về thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản. Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của pháp luật.

Việc bắt buộc trao đổi thông tin cá nhân người nộp thuế của ngân hàng thương mại với cơ quan thuế được xem là bước tiến quan trọng để giúp ngành thuế rà soát và thu thuế đúng các đối tượng.

Xem thêm: Mức phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn từ 05/12/2020

Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam kinh doanh thương mại điện tử, trên các nền tảng số với tổ chức, cá nhân trong nước.

Nghị định 126 khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ chậm nộp thuế hàng năm

Cũng theo quy định mới nêu tại Nghị định 126, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm. Dẫn đến hàng ngàn doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ phạt chậm nộp thuế khi hiệu quả kinh doanh quý 4 tăng vượt trội so với các quý đầu năm. Đặc biệt, nghị định 126 cũng quy định trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu.

Một ví dụ doanh nghiệp có thể bị phạt theo nghị định 126

Một ví dụ doanh nghiệp có thể bị phạt theo nghị định 126

Các doanh nghiệp đang nghĩ gì?

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty TNHH Food cho biết: Quy định này như muốn ép DN phải nộp nhiều hơn tiền thuế nếu không muốn khả năng bị phạt tiền chậm nộp. Số thuế 3 quý đầu năm nếu không được nộp ít hơn 75% số thuế của cả năm thì khác nào bắt DN phải chắc chắn tương lai. Dịch bệnh, thiên tai và những biến động bất thường năm nay và những năm tới, việc đoán trước doanh thu và lợi nhuận để ra số thuế phải nộp của cả năm là điều không tưởng. Quy định như trên có phần máy móc và không khác nào ép DN tạm nộp trước khi chưa biết doanh thu thế nào. Trong khi một số ngành nghề theo mùa vụ thì chu kỳ sản xuất rơi vào 3 tháng cuối năm.Nếu thực hiện đúng nghị định 126 thì rõ ràng chúng tôi đang “bị chiếm dụng vốn”. Cơ quan thuế hoạch định như thế chẳng khác nào đánh đố chúng tôi.

Luật sư nhận định về nghị định 126

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà: “Theo nhiều DN, quy định trước đây DN chỉ tạm nộp thuế TNDN 4 quý không thấp hơn 80% so với số thuế phải nộp cả năm. Mà hạn cuối tạm nộp thuế TNDN quý 4 là 30/1 năm sau. Khi đó DN đã kết thúc năm tài chính, nên tính được số thuế TNDN phải tạm nộp, ít có khả năng bị tính tiền chậm nộp thuế.Với quy định mới, DN không đoán chắc được doanh thu thì sẽ phải nộp dư để tránh nguy cơ bị phạt. Phần nộp dư này theo quy định DN có thể xin hoàn nhưng thủ tục phức tạp nên hầu như DN chịu treo ở đó rồi khấu trừ vào quý sau.

Về thời điểm hiệu lực của quy định trên, Tổng cục Thuế cho biết sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để có hướng dẫn cụ thể. Có thể thấy, Nghị định 126 trên là tin vui cho ngành thuế, chấm dứt việc “khó khăn” đi xin thông tin của người nộp thuế. Tuy nhiên, việc thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm là vấn đề “đánh đố” doanh nghiệp!

Nguồn: Báo doanh nghiệp hội nhập

Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram
WhatsApp
Email

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tin qua email

Mỗi tuần tối đa 2 email được gửi thẳng đến cho bạn, tuyệt đối không Spam. Thông tin hữu ích dành riêng cho bạn & luôn luôn miễn phí!