Mở rộng đối tượng miễn thuế môn bài, bổ sung quy định về thời hạn và mức nộp lệ phí môn bài… là những điểm mới đáng chú ý của Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh… cần quan tâm để hưởng quyền lợi cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ, tránh các sai sót đáng tiếc.
#1. Ngừng sản xuất, kinh doanh – không phải nộp
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch đáp ứng 2 điều kiện sau:
– Có văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm.
– Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thì không phải nộp lệ phí cho năm tạm ngừng hoạt động đó.
Lưu ý: Nếu không đáp ứng 2 điều kiện trên thì phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm.
#2. Mở rộng đối tượng được miễn nộp thuế môn bài
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, từ ngày 25/02/2020 sẽ có thêm 3 trường hợp được miễn thuế môn bài. Cụ thể:

#3. Thay đổi thời hạn nộp lệ phí môn bài
Thời hạn nộp thuế môn bài thực ra vẫn giữ nguyên, chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Tuy nhiên, có một số bổ sung dành cho đối tượng được miễn lệ phí mới. Cụ thể:

#4. Thay đổi mức đóng lệ phí môn bài
Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, nên lệ phí môn bài sau khi kết thúc 3 năm này sẽ khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) có thể chỉ phải nộp bằng ½ mức quy định. Cụ thể, Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định sau khi hết thời gian miễn lệ phí, nếu:

Muốn biết doanh nghiệp, công ty, tổ chức… của mình phải nộp mức lệ phí môn bài như thế nào, bạn có thể tham khảo mức thuế và bậc thuế môn bài phải nộp năm 2023.
#5. Thay đổi thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài
Khai lệ phí môn bài 1 lần khi mới thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh:
– Người nộp lệ phí môn bài mới ra hoạt động, sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh phải khai lệ phí môn bài; và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30/01 năm sau năm mới thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế khoán: không cần khai lệ phí môn bài
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài, theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
Theo đó, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp. Đây là quy định đáng chú ý của Nghị định 22, giúp các hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bớt được thủ tục và tiết kiệm thời gian.
Lưu ý: Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại phải khai lệ phí môn bài theo quy định.
Trên đây là thông tin về 5 điểm mới về lệ phí môn bài. Nếu còn vấn đề nào chưa được giải đáp, cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hay dịch vụ của KTXN, doanh nghiệp vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0345.49.1111 để được hỗ trợ!