Nói đến kế toán thanh toán, bạn nghĩ về công việc của người quản lý, giữ và chi tiền của doanh nghiệp. Bạn có thể hình dung đây là một công việc khá đơn giản và dễ dàng. Công việc chỉ xoay quanh đến thu chi tiền. Vậy thực chất công việc của kế toán thanh toán có phải như vậy không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé!
Kế toán thanh toán là gì?
Kế toán thanh toán là người thực hiện các chứng từ thu, chi trong doanh nghiệp khi có các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Khách hàng có thể đến công ty thanh toán cho phòng kế toán hoặc thanh toán qua ngân hàng.
- Khách hàng thanh toán trực tiếp điền thông tin vào giấy đề nghị nộp tiền, nộp cho phòng kế toán.
- Sau khi kiểm tra lại thông tin, phòng kế toán lập phiếu thu cho khách hàng mang tiền nộp cho thủ quỹ. Khi thủ quỹ đã thu đủ tiền sẽ ký tên và đóng dấu đã thu tiền.
- Căn cứ vào phiếu thu kế toán tiến hành vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp phải thu khách hàng.
- Nếu khách hàng thanh toán qua ngân hàng thì sau khi gửi tiền vào tài khoản ngân hàng sẽ gửi giấy báo có về cho Công ty. Căn cứ vào giấy báo có kế toán vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp phải thu khách hàng.
- Hàng hóa sau khi đến tay khách hàng, khách hàng sẽ kiểm tra chất lượng cũng như số lượng.
- Số lượng hàng hóa đáp ứng đúng theo yêu cầu của bên mua khi ký kết hợp đồng sẽ được khách hàng chấp nhận thanh toán, còn những sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu bên mua sẽ gửi trả lại Công ty.
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT và lượng hàng khách hàng thực tế chấp nhận và lượng hàng hóa bị gửi trả lại do không đáp ứng được yêu cầu. Công ty sẽ tiến hành ghi sổ doanh thu và khoản hàng bán bị trả lại để giảm trừ doanh thu, sau đó lập các khoản phải thu tương ứng với từng khách hàng.
Công việc của kế toán thanh toán
1. Quản lý các khoản thu
- Quản lý các khoản thu. Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền: của các cổ đông, thu hồi công nợ, thu tiền của thu ngân hàng ngày.
- Theo dõi tiền gửi ngân hàng
- Theo dõi công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc thu hồi nợ. – Theo dõi tiền gửi ngân hàng
- Theo dõi việc thanh toán thẻ của khách hàng
- Quản lý các chứng từ liên quan đến thu chi
2. Quản lý các khoản chi
- Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tháng, tuần
- Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền mặt, qua ngân hàng cho nhà cung cấp như: đối chiếu công nợ, nhận hoá đơn, xem xét phiếu đề nghị thanh toán, lập phiếu chi…
- Thực hiện các nghiệp vụ chi nội bộ như lương, thanh toán mua hàng ngoài…
- Theo dõi nghiệp vụ tạm ứng.
3. Kiểm soát hoạt động của thu ngân
- Trực tiếp nhận các chứng từ liên quan từ bộ phận thu ngân
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ các chứng từ của thu ngân.
- Kiểm soát các chứng từ của thu ngân trong trường hợp hệ thống PDA không hoạt động
4. Theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt
- Kết hợp với thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi theo quy định.
- In báo cáo tồn quỹ, tiền mặt hàng ngày cho GD
- Đối chiếu kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ.
Một số phương pháp hạch toán của kế toán thanh toán
- Khi chi tiền mua hàng hóa, NVL, CCDC,…
Nợ TK 156, 152, 153,…
Nợ TK 133
Có TK 111, 112
- Khi chi tiền trả nợ, ứng trước cho người bán
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
Kết luận
Trên đây là nhưng mô tả về công việc của nghề kế toán thanh toán. Bài viết này nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc này và tránh bỡ ngỡ nếu bắt đầu với công việc này tại các doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc hoặc những câu hỏi cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Mình sẽ trả lời bạn trong vòng 24 tiếng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Tham gia cộng đồng kế toán của Xuân Đỗ tại đây