Kinh nghiệm làm kế toán thuế dành cho người mới vào nghề

kinh nghiệm làm kế toán thuế

“Kế toán thuế phải làm những công việc gì? Việc nào làm trước, việc nào làm sau?” là những câu hỏi thắc mắc của hầu hết các kế toán thuế mới vào nghề. Để giúp những người mới, dưới đây mình xin tổng hợp một vài kinh nghiệm làm kế toán thuế dành cho người mới vào nghề nên bắt đầu thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên đến công ty nhé!

kế toán mới vào nghề

Ngày đầu tiên đi làm, thứ đầu tiên bạn nên quan tâm đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần phải nhớ kỹ các thông tin trên đó. Nó là căn cứ để bạn lập hóa đơn chứng từ: tên công ty, mã số thuế, người đại diện… Ngoài ra nó còn cho bạn biết số vốn điều lệ của công ty (kê khai thuế Môn bài), hình thức góp vốn…

Sau đó bạn nên tiếp nhận công việc mới theo trình tự sau:

Tiếp nhận hồ sơ, sổ sách, chứng từ:

1. Nếu bạn đi làm ở một công ty hoàn toàn mới thì bạn có thể tham khảo cách đăng ký thuế với cơ quan thuế cho doanh nghiệp mới thành lập:

  • Nộp tờ khai thuế môn bài
  • Ký hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà để đặt trụ sở chính (nếu thuê thì phải nộp thuế và được tính chi phí còn mượn nhà thì ko phải nộp thuế và không được tính vào chi phí của DN) (hướng dẫn học viên tính thuế thuê nhà sau khi học xong thuế GTGT, TNCN và TNDN).
  • Tiến hành thủ tục mở tài khoản công ty tại Ngân hàng để thực hiện việc giao dịch của công ty với đối tác.
  • Đặt in hóa đơn
  • Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán

2. Nếu bạn đi làm ở dạng thay nhân sự thì bạn cần được bàn giao, tiếp nhận các giấy tờ, sổ sách, chứng từ sau:

Nhận báo cáo sổ sách gồm:

  • Báo cáo tài chính.
  • Tờ khai thuế tháng (12 tháng), tờ khai quý (4 quý), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết ….).

Nhận chứng từ gồm:

  • Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)
  • Hố sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa….
  • Phiếu thu, chi, nhập, xuất…
  • Chứng từ ngân hàng….

Bạn nên lưu ý: nhận bàn giao BCTC và sổ sách, chứng từ kế toán. Phải kiểm tra tài liệu sổ sách, BCTC xem các năm trước làm có đúng không.

Theo kinh nghiệm làm kế toán thuế trong hơn 8 năm, mình nhận thấy công việc của kế toán thuế dường như đã được lập trình sẵn theo lịch, kế toán thuế cần chú ý đến các thời hạn nộp báo cáo để tránh bị phạt. Các công việc đó bao gồm:

1. THUẾ MÔN BÀI

  • Doanh nghiệp mới thành lập: Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
  • Doanh nghiệp đang hoạt động: Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế.

2. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)

Áp dụng cho tổ chức kê khai theo phương pháp khấu trừ

2.1 Kê khai thuế

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Doanh nghiệp đang hoạt động: Hàng quý phải nộp Báo cáo thuế đúng thời hạn, kể cả trong quý không phát sinh doanh thu. (Áp dụng theo luật Số: 8355 /BTC-TCT).
  • Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế GTGT quý; Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; Bảng kê hóa đơn mua quý hóa, dịch vụ và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

2.2 Nộp thuế GTGT

  • Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của quý tiếp theo kỳ tính thuế.
  • Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

2.3 Quyết toán thuế GTGT

  • Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT.
  • Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

3. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

3.1 Kê khai thuế

  • Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.
  • Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

3.2 Nộp thuế TNDN

  • Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý kê khai.
  • Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

3.3 Quyết toán thuế TNDN

  • Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN.
  • Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm.
  • Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp, DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.

4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

  • Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và Lập báo cáo tài chính năm.
  • Thời hạn nộp Báo cáo tài chính: Trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Nơi nhận báo cáo tài chính: Chi cục thuế quận huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.

5. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ

  • Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
  • Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).
  • Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.

Lời kết

Để có thể làm kế toán Thuế thật giỏi thì một kinh nghiệm xương máu đó chính là bạn phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tư, nghị định mới nhất của Luật thuế. Cập nhật các chính sách ưu đãi của chính phủ để làm giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

Trên đây là những kinh nghiệm làm kế toán thuế mà bất kỳ ai mới vào nghề nên tìm hiểu qua. Hy vọng thông tin trên ít nhiều sẽ giúp ích cho bạn được. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ trả lời nếu có thể.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia chương trình đào tạo 1 kèm 1 của mình để nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng thực tế nhé. Chúc bạn luôn thành công!

Xem thêm: Bạn muốn là một kế toán chuyên nghiệp?

Tham gia cộng đồng blog kế toán của Xuân Đỗ tại: www.dothixuan.com

Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram
WhatsApp
Email

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tin qua email

Mỗi tuần tối đa 2 email được gửi thẳng đến cho bạn, tuyệt đối không Spam. Thông tin hữu ích dành riêng cho bạn & luôn luôn miễn phí!